Những bậc làm cha mẹ, nhất là với những người có em bé lần đầu thường sẽ lo lắng nếu nhận thấy những vấn đề bất thường khi chăm sóc răng miệng cho trẻ, trong đó bao gồm tình trạng nanh sữa ở trẻ sơ sinh là. Vậy khi gặp nanh sữa, cha mẹ nên xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
1. Nanh sữa là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Trên nền lợi xung quanh có màu hồng nhạt, nanh sữa là những chấm nhỏ khoảng 2mm đến 3mm màu trắng hoặc vàng nhạt. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, bé có thể chung sống hòa bình với nanh sữa mà không gặp bất cứ biến chứng nào. Để có thể chăm sóc con một cách tốt nhất thì các bậc phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu bất thường sau:
– Thường xuyên quan sát phần khoang miệng và lợi của trẻ. Nếu thấy các chấm như miêu tả trên thì cần chú ý theo dõi.
– Bé bỏ bú hoặc khi bú thường quấy khóc thì cần kiểm tra khoang miệng.
Để tránh tình trạng sưng đau làm trẻ khó chịu hoặc bội nhiễm nguy hiểm. Việc theo dõi và quan sát con hàng ngày là điều vô cùng quan trọng.
2. Xử lý nanh sữa ở trẻ sao cho an toàn, hiệu quả?
Khi phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, việc chăm sóc con là điều quan trọng nhất và phụ thuộc vào từng bé. Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bé dễ chịu hơn và tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nếu như nanh quá to, bé quấy khóc quá nhiều, bỏ bú vì nanh đã nhiễm khuẩn thì cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng sẽ làm tình trạng trở nên tệ hơn.
Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu nanh sữa mọc, cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi những biểu hiện cơ thể của em bé. Nếu bé vẫn bú và chơi bình thường thì điều quan trọng nhất trong thời điểm này là chăm sóc răng miệng cho con hàng ngày và đúng cách. Việc theo dõi sẽ diễn ra liên tục cho đến khi bạn thấy nanh sữa biến mất. Thông thường sẽ khoảng từ 1 – 2 tuần.
Các bước chăm sóc răng miệng cho trẻ trong thời gian mọc nanh sữa như sau:
-
Bước 1: Vệ sinh thật sạch tay của bạn trước khi thực hiện vệ sinh răng miệng cho con. Rửa tay bằng xà phòng, lau khô tay bằng khăn sạch. Làm như vậy sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào miệng con.
-
Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi tiệt trùng nhúng với nước muối sinh lý 0.9% để đảm bảo an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả làm sạch khuẩn cao.
-
Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tay có gạc rơ lưỡi nhúng nước muối sinh lý vào trong khoang miệng của trẻ. Từ từ lau khoang miệng, lưỡi và phần mọc nanh sữa. Động tác phải nhẹ nhàng không chà xát quá mạnh khiến trẻ khó chịu hoặc phản kháng. Nên thực hiện như vậy 3 lần/ngày để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội gây nên tình trạng viêm nhiễm.
-
Bước 4: Mát xa quanh cơ miệng giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn. Trong quá trình thực hiện nên trò chuyện giúp bé không còn quá sợ hãi với việc phải vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chăm sóc răng miệng cho trẻ không chỉ diễn ra trong quá trình mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh mà còn nên thực hiện mỗi ngày.
3. Có nên nhổ nanh sữa ở trẻ sơ sinh không?
Điều quan trọng cần lưu ý đó là phụ huynh không nên tự ý nhổ nanh sữa ở nhà cho trẻ sơ sinh bởi có thể xảy ra tình trạng chảy máu, làm trẻ càng đau đớn hơn. Bạn nên đưa con đến những cơ sở y tế để được khám để bác sĩ kết luận nên chích hay nhổ nanh.
Chích nhổ nanh sữa là thủ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện nhanh chóng, chính xác bởi nha sĩ. Trẻ sẽ được bôi thuốc tê giảm đau, sau đó dùng dụng cụ vô trùng là nang vỡ ra, giải phóng chất màu trắng hoặc vàng nhạt bên trong. Sau khoảng 1 – 2 ngày, vết chích nanh sữa sẽ tự liền. Tuy nhiên phương pháp này chỉ làm nanh nhanh tiêu biến chứ không có tác dụng ngăn ngừa nanh tái phát. Nanh sữa có thể tự mọc lại ở những vị trí khác.
Như vậy, điều quan trọng khi phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh chính là theo dõi và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. Bên cạnh đó cần đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất!