Không ít người có xu hướng kiêng dung nạp chất béo vì cho rằng loại chất này không tốt cho cơ thể. Trên thực tế chất béo tham gia vào rất nhiều hoạt động sống có ích trong cơ thể chúng ta, ví dụ như cấu tạo nên màng tế bào, tăng độ đàn hồi cho da, thúc đẩy hệ xương, trí não, sức đề kháng và thị lực phát triển. Để giúp bạn hiểu rõ hơn chức năng dinh dưỡng của chất béo là gì, hãy cùng nghiên cứu những kiến thức dưới đây nhé!
1. Phân loại chất béo
Chất béo nhẹ hơn nước và chúng không hòa tan trong nước, thay vào đó các dung môi hữu cơ có thể làm được điều này. Cùng với chất đạm, tinh bột hay chất bột đường, chất béo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng nguồn năng lượng mà chất béo cung cấp lại có là loại đậm đặc nhất. Có thể chứng minh qua so sánh như sau: 1g chất đạm hoặc chất bột đường cung cấp khoảng 4 calo, trong khi đó 1g chất béo sẽ cho ta đến 9 calo năng lượng.
Các axit béo chính là những đơn vị cấu tạo nên chất béo với 2 nhóm chính là axit béo no và không no:
-
Axit béo no: bao gồm axit stearic, axit panmitic, axit caprylic tồn tại chủ yếu trong mỡ động vật;
-
Axit béo không no: gồm axit oxalic, axit arachidonic, axit linoleic, axit oleic, alpha linolenic.
1.1. Chất béo tốt
Chất béo tốt phân thành 2 dạng đó là:
-
Axit béo omega-3: ta có thể dễ dàng tìm thấy axit béo này trong các loại hạt (hạt lanh, hạt óc chó), trong hải sản (cá hồi, cá mòi, cá thu,…). Khi cơ thể hấp thụ các chất béo này sẽ giúp hạn chế được một lượng lớn các cholesterol có hại, đồng thời còn giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh lý tim mạch;
-
Chất béo không bão hòa: đây là loại chất béo xuất hiện nhiều trong dầu hạt (như đậu phộng, hạt cải, bơ, ô liu,…) hay dầu thực vật (vừng mè, hướng dương, ngô, ngũ cốc, các loại đậu,…).
1.2. Chất béo xấu
Chất béo xấu cũng có 2 dạng đó là:
-
Chất béo bão hòa: được cung cấp bởi các nguồn thực phẩm như trứng, thịt, sữa và chế phẩm từ sữa, dừa, cọ, cacao, bơ, thức ăn nhanh,…;
-
Chất béo chuyển hóa: thường có trong các thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, bánh ngọt, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ đông lạnh,…
Những chất béo chuyển hóa không tốt cho cơ thể nên chúng ta cần hạn chế hấp thu. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, cơ thể chỉ nên nhận khoảng 7% tổng chất béo bão hòa, còn chất béo chuyển hóa là dưới 1% calo.
2. Chức năng dinh dưỡng của chất béo là gì?
Dưới đây là liệt kê những nhiệm vụ quan trọng của chất béo trong cơ thể, giúp bạn trả lời cho thắc mắc “chức năng dinh dưỡng của chất béo là gì?”:
-
Tăng hấp thụ vitamin: chất béo còn đóng vai trò là một dung môi tham gia vào quá trình vận chuyển và hỗ trợ hấp thu các vitamin (A, D, E, K) trong cơ thể, nhờ đó giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, chống lại tình trạng lão hóa và tăng cường thị lực,…;
-
Dự trữ và cung cấp năng lượng: chất béo cấu thành nên màng nội quan, màng tế bào, nhân và ti thể nên chúng có tác dụng hỗ trợ hoạt động sống của các mô cơ và tế bào. Bên cạnh đó chất béo còn dự trữ năng lượng, điều hòa nhiệt độ cho cơ thể;
-
Cung cấp nguồn axit amin thiết yếu: cơ thể không tự tổng hợp được các axit amin như Omega-3 và Omega-6, trong khi đó chất béo lại là nguồn cung cấp các loại axit amin này. Omega-3 được tìm thấy nhiều trong dầu cá còn Omega-6 xuất hiện trong dầu đậu nành, dầu mè.
3. Cơ thể con người cần lượng chất béo là bao nhiêu?
Tuy rằng các lợi ích dinh dưỡng của chất béo là điều không thể phủ nhận nhưng việc bổ sung chất béo cũng cần phải được thực hiện một cách khoa học và lành mạnh. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu về chất béo khác nhau. Cụ thể:
3.1. Đối với trẻ nhỏ
Theo lời khuyên của Viện Dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế thì trẻ em, các mẹ bầu và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ là những đối tượng cần nhiều chất béo hơn so với người bình thường.
Trẻ sơ sinh nếu được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chất béo chủ yếu là được cung cấp thông qua nguồn dinh dưỡng này. Còn đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bú sữa công thức thì cần lựa chọn loại sữa có thể cung cấp ít nhất 40% nhu cầu năng lượng cho bé.
Những trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng không chỉ đến từ sữa mẹ/sữa công thức mà còn là nhờ các bữa ăn dặm trong ngày. Tương tự như vậy, trẻ từ 1 – 3 tuổi cũng cần được cung cấp chất béo từ sữa và thức ăn, lúc này sữa chỉ là bổ sung còn thức ăn mới là nguồn năng lượng chính.
Nếu tính trung bình lượng chất béo trẻ cần nạp trong 1 ngày, trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi cần được bổ sung khoảng 35g, trẻ từ 1 – 3 tuổi là 55g và trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6 cần khoảng 40g chất béo.
3.2. Đối với người lớn
Ở người lớn thì tùy từng nhu cầu cần giảm cân, tăng cân hay duy trì cân nặng mà lượng calo nạp vào cơ thể sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia y tế, ở người lớn trưởng thành thì lượng chất béo cần tiêu thụ mỗi ngày nên duy trì ở mức trung bình từ 18 – 20% năng lượng/khẩu phần.
Tuy nhiên lượng chất béo cần được tiêu thụ là bao nhiêu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chiều cao, độ tuổi, cân nặng, khả năng chuyển hóa năng lượng và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày.
Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nếu bạn đang có thể trạng thừa cân, béo phì thì chỉ nên tiêu thụ khoảng 30% tổng số calo từ chất béo. Do đó nếu số calo mà bạn cần là khoảng 2.000 calo/ngày thì số chất béo bạn nên tiêu thụ mỗi ngày nên là 65g.
Nhìn chung tương tự như các chất dinh dưỡng khác thì chất béo cũng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên bạn chỉ nên bổ sung chất béo ở mức độ vừa phải, phù hợp với nhu cầu và thể trạng của mình để tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe.